6 cách làm chủ SEO không cần google Analytics

Năm ngoái khi Google thông báo sẽ mã hóa mọi dữ liệu về keyword , các marketer đã vật lộn tìm các cách phương pháp thay thế để theo dấu các tìm kiếm – bao gồm cả việc lấy dữ liệu từ Bing, số liệu từ Adword và từ các trang Landing Page
Nhưng sau khi con bão lắng xuống, có vẻ như Analytic cũng không hoàn toàn cần thiết. Đây là 6 cách sáng tạo để thành công trong việc SEO mà không cần đến Analytics:

1. Nói chuyện với khách hàng:
Cách đơn giản nhất và rõ ràng nhất là giảm bớt các khâu trung gian và nói chuyện với càng nhiều khách hàng trung thành càng tốt. Bạn sẽ cảm nhận được rõ hơn việc SEO của bạn đang hoạt động như thế nào , chỗ nào cần tối ưu khi bạn nghe điều đó trực tiếp từ đối tượng bị tác động.

2. Tập trung vào các nội dung liên quan:
Khi bạn tập trung vào analytics, việc tạo ra các nội dung hay sẽ bị chi phối bởi những lo lắng về backlink, share, bound rate và nhiều cái khác. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy nội dung tốt lên nhiều như thế nào khi không còn cần các dữ liệu kia nữa.

3. Điều khiển các backlink và đảm bảo chắc chắn một link profile sạch sẽ
Sử dụng các công cụ khác không dựa trên analytics như Raven Tool hoặc Majectic-SEO, sẽ giúp đảm bảo link profle của bạn sạch sẽ cũng như cải thiện vị trí tìm kiếm (organic ranking).Các công cụ này cũng giám sát các backlink của bạn để ngăn chặn việc phải loại bỏ nhiều link có hại (negative links) cùng lúc.

4. Tham gia vào các mạng xã hội:
Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc chia sẻ và gắn kết trên mạng xã hội. Sẽ mất một thời gian để thấy các chia sẻ cho bài viết của bạn. Đừng đơn giản nhìn vào lượng chia sẻ từ trên website để cho rằng bài viết này phổ biến hơn bài viết kia. Hãy ưu tiên việc tham gia và quảng cáo các bài viết trên các mạng xã hội. Chỉ khi đó bạn mới có giả định chính xác về nội dung của bạn như thế nào.

5. Dùng một công cụ để phân tích các anchor text
Mặc dù cách này thưc hiện trên việc phân tích dữ liệu nhưng nó không đòi hỏi bắt buộc phải có Analytics, đồng thời có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về sự tăng tự nhiên kết quả tìm kiếm. Có một số công cụ, vd như Cognitive SEO , hiển thị các anchor text được sử dụng để link đến site của bạn từ những site khác. Việc này giúp bạn thấy được các xu thế đang được chú ý hiện tại để tập trung vào viết nội dung có liên quan.


6. Cập nhật thông tin
Một phần của chiến lược SEO thành công là luôn cập nhật kịp thời với những gì đang diễn ra trên thị trường. Nếu bạn theo dõi xu hướng và hiểu cách Google thực hiện , bạn sẽ vượt lên trên nhiều công ty khác không chú ý về điều đó.

 

Ananytics là điều quan trọng cần hiểu khi làm SEO, nhưng điều đó không có nghĩa việc tìm ra các cách sáng tạo khác để đo hiệu quả SEO là lãng phí thời gian. Nếu bạn có những cách khác để đánh giá , hãy chia sẻ nhé!

Logistics trong TMĐT

Logistics trong TMĐT không chỉ đơn giản là dịch vụ vận chuyển. Trên thực tế nó bao gồm rất nhiều thứ hơn thế. Vậy cụ thể thì nó bao gồm những gì?

TMDT Việt Nam đang phát triển mạnh thời gian gần đây, từ những người tham gia mới từ ngoại quốc, những tên tuổi nặng ký trong nước, tới những website cá nhân, tất cả đều đang dự đoán sự tăng trưởng nhanh khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng tham gia vào thị trường trực tuyến

Tuy nhiên, trong khi việc chọn mua sản phẩm và thanh toán hầu như chỉ đơn giản chuyển từ màn hình này sang màn hình khác một cách liên tục, phần lớn những người bán hàng online  đều quên mất rằng những người tham gia ở khâu hậu cần đang vận chuyển hàng chục nghìn các sản phẩm thật hàng ngày cho những thanh toán trực tuyến này. Cây cầu nối giữa chợ ảo với sản phẩm thật này chính là Logistics

Logistics tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng của TMDT. Trên thực tế, lĩnh vực này quan trọng đến mức, CEO mới về hưu của Alibaba, JackMa, người đóng vai trò quan trọng trong sự phá triển bùng nổ của TMDT Trung Quốc, đã chính thức ra mắt và đứng đầu với vai trò chủ tịch công ty logistics China Smart Network (CSN)

“Mạng lưới này sẽ có khả năng vận chuyển tới bắt kỳ thành phố nào của TQ trong vòng 24h, được đầu tư 100 tỉ NDT (16.3 tỉ USD) trong 8 đến 10 năm nữa. Một mạng lưới logistics mạnh hơn là điều cốt yếu cho nền kinh tế điện tử của TQ , vì 70% cơ sở hạ tầng logistics hiện nay đã được xây dựng từ những năm 90 của thế kỷ trước, không còn theo kịp tốc độ và khối lượng giao dịch online hiện nay” . – Techcrunh

Khi nói đến logistics, phần lớn mọi người đều nghĩ đến dịch vụ chuyển phát và các công ty như FedEx, DHL xuất hiện. Sự thật là logistics cho TMDT có nhiều thứ hơn thế. Nó bao gồm toàn bộ quá trình từ khi nhận đặt hàng , tiến hành các khâu để vận chuyển đến từng khách hàng. Quá trình xử lý B2C này thêm một lớp trung gian phức tạp, tạo ra thách thức với ngành công nghiệp logistics truyền thống (B2B). Khi các đặt hàng ngày càng phức tạp và chủng loại sản phẩm tăng lên, một cách thức hoạt động mới là điều cần thiết và đây là khi e-fulfillment xuất hiện.

E-fulfillment nhìn chung bao gồm 3 phần chính :

logistics1

Các hãng cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3, nơi cung cấp dịch vụ hoàn thành đơn hàng, không hề hiếm tại các nước có TMDT phát triển nhanh. Amazon, nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, có 40 trung tâm hoàn thành trên khắp thế giới và con số này đang còn tăng lên.  Một số trung tâm còn cung cấp dịch vụ cho các nhà cung cấp khác , thông qua dịch vụ FBA – Fulfillment by Amazon

 logistics3 logistics2

Hình ảnh kho hàng ở amazon

 

Nếu chúng ta nghiên cứu kỹ hơn cách hoạt động của những nhà bán lẻ trực tuyến khổng lồ khác như:  Amazon với những thiết bị đẳng cấp quốc tế, hỗ trợ việc thống lĩnh thị trường Mỹ; Rakuten với giải pháp logistics ADB từ Pháp vào năm ngoái và Webgítis của Mỹ hiện nay; 360Buy thành lập đội chuyển phát của riêng họ ; Alibaba đầu từ 100 tỉ NDT, chúng ta có thể thấy những nguồn lực thực sự được phân bổ vào logistics và không khó để hiểu tại sao.

Với kinh nghiệm ngày càng tăng trong TMDT, không nghi ngờ gì trong thời gian tới chúng ta sẽ được thấy nhiều ngành công nghiệp xuất hiện, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của TMDT và dịch vụ hoàn thành (e-fulfillment) sẽ có vai trò quan trọng trong câu chuyện này .

Khí chất sống kém sinh ra sự nhược tiểu

Bài rất hay nên post lên đây để lưu lại

Kế tục tinh thần tôi đã viết trong sách ‘Bàn về Văn hóa người Việt’, những điều mà tôi quan sát được, ghi dưới đây, thực là gặp ở khá nhiều người, nhiều nơi… Có thể vụn vặt trong đời sống bình thường hàng ngày, nhưng nhìn rộng ra xã hội, nếu chúng phổ biến đến mức tích tụ khí nhược tiểu thì tương lai sẽ u tối lắm thay, mong gì đóng góp tích cực được cho Thế giới ?!
Thực chất những điều vụn vặt như thế, ở nhiều người chỉ là ‘cái một tí’ trong tính cách nhìn qua có vẻ như thuộc về con người, ở đâu chẳng có, xã hôi nào chẳng thấy… Nhưng nếu thành tập tính sống, nó không đủ lượng khiến người phải tính, chẳng đủ chất để người muốn dùng, bởi vậy nó như là cái ‘gen bản ngã’ của họ, nguyên nhân chính của sự nhược tiểu
Trong bài này tôi ngụ ý rằng : Khí chất sống không phải là điều chỉ mong có ở những con người to tát về cương vị hay tuổi đời. Nói đúng hơn: khí chất trong mỗi người khiến đời sống của họ phát triển, Thiên hạ phải nể phục, có hay không tùy thuộc vào những điều tưởng như vụn vặt hàng ngày họ đã thể hiện và đối xử như thế nào…
Đất nước nào cũng có một vài quốc gia bên cạnh, luôn có tính hai mặt tốt / xấu. Nhưng nếu Văn hóa làm nên khí chất người dân Đất nước mình sáng mạnh thì sẽ tiếp thu được nhiều cái hay, lọc bỏ đi nhiều cái dở…Những điều tôi ví dụ dưới đây với ý nghĩa phản tỉnh thái độ sống để dũng cảm thay đổi tích cực, khiến các ngoại bang phải kính trọng thêm nhiều phần !

– Phải đi bộ một tí đã kêu xa nên tìm cách lôi chợ quê về sát chung cư, đi xa một tí đã dựa dẫm xe máy, một tí buồn ngủ đã muốn ngắt đoạn chương trình, nóng một tí đã kêu, lạnh một tí đã rúm tứ túc, ngồi một tí đã đặt dẹo, xếp hàng 1 tí đã chen
– Đèn đỏ còn nửa phút chuyển sang xanh mà không thể đợi, va quệt xây xát tí xe đã lao vào xỉ vả khiến choảng nhau mẻ đầu, bị cảnh sát dừng xe vì đi sai mà chỉ tí nguyên cớ đã to tiếng cãi và nhờ vả quan trên can thiệp
– Đến quán ăn vì một tí sơ xuất mà lớn giọng xỉ vả nhân viên, hùng hổ gặp Sếp của họ để đòi đặc ân. Chỉ vì thiếu tí nước mắm bữa tối mà cả hội nhà văn nhạt mồm, chả còn tí gì ấn tượng Luvre mà người ta bỏ tiền cho họ thăm thú
– Đến dự những chương trình học hay hội nghị quan trọng, chuyên đi muộn chỉ vì một tí lý do, nghe một tí thấy khó hiểu đã chê bai diễn giả, một tí điện thoại đã làm phiền bao người khác, một tí việc phát sinh cũng nghĩ cách bỏ dở mà về
– Một tí lời người nói không đúng ý mình quay mặt giận dỗi kết luận người khác khó tính, một tí chưa vui đã thành căng thẳng, một tí vị kỷ chẳng xác đáng mà đòi bao người phải điều chỉnh hay phiền tâm
– Một tí phật ý riêng mà nghĩ cách hành người làm tắc chuyện cần của họ . Mồm nói: Tiền không thành vấn đề, nhưng vấn đề là Tiền bao nhiêu. Cái chính là Tình mà tình riêng mới là chính. Quyền chẳng là gì nhưng cái gì cũng đợi Quyền ban ý chỉ-

. Một tí cái cau mày, lớn giọng của Sếp đã hốt hoảng, nhẹ hơn là líu lưỡi, hay nhanh chóng thỏa hiệp, đánh mất khả năng bảo vệ chính kiến, tiêu tan cái ý nghĩ hăm hở ban đầu của mình muốn nói
– Mới nói một tí điều hơi mới đã tưởng là cải cách, có một tí điều hơn đã nhìn hạ mục vô nhân, biểu lộ một tí thái độ bất đồng đã bị cho là chống đối. Một tí bất bình với kẻ càn quấy bên cạnh đã sợ vạ đến thân

Chúng ta có thể thấy một dạng thức khác của những ‘cái một tí’ mang tính chất xấu, dẫn đến sự ‘phân thân’ tha hóa, tôi tạm liệt kê như sau:

. Chưa đẳng cấp đã phân biệt – Vừa phân biệt đã suy đồi
. Chưa hành đạo người đã rất háo danh – Vừa có tí danh đã coi thường kẻ khác
. Chưa văn minh đã đồng nhất – Vừa đồng nhất đã lai căng
. Chưa biết nghề đã dạy thợ – Vừa dạy thợ đã chán nghề
. Chưa Tết đã nhất – Vừa nhất đã bét. Chưa Hè đã Hội – Vừa Hội đã chán
. Chưa có tài đã đánh mất tâm – Mới có chút tâm đã bài xích tài
. Chưa giàu đã khinh nghèo – Vừa bớt nghèo đã lụy giàu
. Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng Tổng – Vừa đe hàng Tổng đã sợ thằng Mõ
. Chưa hiểu Lễ mà đã nói đến Nghĩa – Mới làm chút Nghĩa đã kịp vô Lễ rồi
. Chưa biết tưởng hiểu, hiểu tí đã nói – Vừa nói đã sai, sai tí đã vạ miệng
. Chưa biết phận làm con đã làm cha – Vừa làm cha đã quên mất phận làm con
. Chưa đợi cùng vui đã hò nhau uống – Vừa giả lả uống đã càn quấy say
. Chưa leo lên cao đã khiến tình sơ – Vừa mới bị sơ giật mình chạy chức
. Chưa thẳng hướng đến đã rẽ ngang – Vừa mới đi ngang rổn rang bàn lùi

Còn những điều tôi viết dưới đây lại là biến thể từ sự nhược tiểu. gây nên những hậu quả rất xấu khác, nếu trở thành tập tính sống của số đông trong xã hội:

. Quen mặc cả với ma quỉ nên nghi ngờ sự vô tư của Thần Thánh – Đi với Bụt mặc áo cà sa nhưng tâm thế sẵn sàng vứt bỏ để mặc áo giấy – nên Ma không sợ, Bụt không quý. Không ở hiền nên chả gặp lành, nếu gặp chưa lành giải pháp là chả ở hiền nữa

. Chưa biết đích đến đã nghĩ đi tắt, đang bị lạc mà đòi đón đầu. Lúc nào cũng vội nhưng luôn bị muộn. Chưa khôn đã nghĩ mưu, rất hàm hồ mà sa vào cảm tính. Chưa hiểu điều lớn đã coi thường điều nhỏ, vừa làm điều nhỏ đã đánh mất điều lớn.

. Là người lao động mà chẳng thực cần lao, chưa làm đã sợ thiệt . Không cố gắng làm đúng, đủ mà dành nhiều tâm trí cho việc làm tắt, ăn bớt. Tự nhận thông minh nhưng rất ít sáng tạo, quay ra tự sướng mình đưa Cuội lên Mặt Trăng

. Chị ngã em nâng nhưng lại đào hố bẫy người. Lá lành đùm lá rách nhưng chả muốn ai lành hơn mình. Một con ngựa ko ăn cả tàu bỏ cỏ vì buồn kiếp ngữa bị giết mổ chứ ko phải là Ngựa chiến.

. Lựa chọn kết bè với nhau bởi tương đồng hay cùng muốn mang âm mư¬u từ quá khứ đến tương lai. Hay nói đạo đức nhưng rất thiếu trách nhiệm. Không thích đứng sau ngư-ời khác vì hãnh tiến chứ không phải có phẩm chất ưu trội

. Mua bán mọi thứ ngay cả khi không có tiền, dám làm tất cả khi đã có tiền – Được làm vua thua làm giặc, nên chất giặc trong vua và làm vua bọn giặc. Liều lĩnh khi làm điều xấu nhưng rất đắn đo khi làm điều tốt .

. Rất kém chung nhau đầu tư xã hội, nhưng bầy đàn chen chúc nhau đầu cơ. Giỏi mưu cầu lợi ích cá nhân mà không cam kết được lợi ích của đối tác. Không có cống hiến nên trở thành loài kí sinh

. Không có người tiên phong nhưng rât nhiều kẻ xúi bẩy. Không biết làm bạn nhưng rất giỏi kết bè. Rất sợ chết nhưng sống rất liều. Muốn hòa bình nhưng cách sống rất gây xung đột

. Giỏi nịnh làm vừa lòng người này nhưng lại làm mất lòng người khác – Thật thà mà không đi đến chân lí – Thẳng thắn mà bất chấp sự thật . Không biết nể người làm điều đúng mà rất sợ những đứa làm sai

. Mê tín mà không có đức tin, rất đa nghi vì không biết sống thiện. Đổ tại Khoa học là lý thuyết nên không chịu thực hành đúng sa vào hành động bản năng. Không tin việc tổ chức đang làm mà tranh cơ đoạt vận và dựa vào may rủi.

. Kém văn minh nhưng lại tự hào là rất văn hóa. Không phát triển mà lịch sử rất dày. Rất nhiều phong tục mà ít nghi lễ. Không biết lễ nghĩa mà đòi học phép lịch sự Thiếu tôn nghiêm ngay cả khi hát quốc ca

Từ vài điều trên, tôi cho rằng tầng lớp cao của xã hội ( giới quyền chức, nhân trí sĩ, doanh nhân…) tuy chiếm số ít về tỉ trọng dân số, nhưng ‘cái một tí’ của họ lại thực sự ảnh hưởng mạnh lắm đến các tầng lớp còn lại. Thế nên rất cần cái chất ‘đẳng cấp cao’ trong hành vi ứng xử, lối sống, lao động sẽ hướng đạo cho dân chúng có được trong cộng đồng xã hội những ’cái một tí’ sao cho hay ho để trở thành khí chất mạnh mẽ của Đất nước. Bởi vậy tầng lớp cao của XH phải nhận trách nhiệm chính và cao nhất về Khí chất của Đất nước mình

Bữa ăn ngày thường

Bữa ăn của người Việt Nam bình thường, trừ cỗ bàn không kể, ai mà chẳng biết. Tùy gia cảnh, điều kiện , nó thay đổi chút ít.Phổ biến là mâm cơm đặt trên chiếu, trên ghế ngựa, có khi chỉ là chiếu trải trên đất. Thành thị mới có thói quen ngồi bàn, bàn trải khăn trắng.

Nếu người ông, người cha chủ động giờ ăn, nếp ăn, thì người mẹ, người bà mới thực sự là chỉ huy trong bữa ăn. 
Trước hết đã thành phong tục đẹp của cả dân tộc: Lời mời. Ai đang bận hoặc dở tay, phải có người ra mời. Không thể nói: Bố vào ăn cơm. Mà phải nói: Mời Bố vào xơi cơm ạ. Khi cả gia đình đã ngồi vào mâm đông đủ, bắt đầu cũng bằng lời mời. Lần lượt mời từ trên xuống, từng người một rồi mới được nâng bát. Lời mời cũng không được nói sõng, phải có chữ ạ sau cùng. Ai ăn xong, trước khi đứng dậy, cũng phải điệp khúc lại lời mời như bắt đầu bữa ăn.

-Chào ơi, vẽ. Trong nhà cả mà, rách việc, phong kiến… Thật chăng? Không. Ngàn đời cho đến nay, dân tộc ta không chấp nhận người nào ngồi vào mâm mà hùng hục ăn luôn, không mời mọc, không chú ý đến ai. Ðó là loại người “Ăn cơm không biết giở đầu đũa”, là “vục mặt xuống mà ăn”. Cho nên dù là sống với nhau suốt đời, hằng ngày bên nhau, gần gũi, thân thương, mỗi ngày ngồi vào mâm hai lần, nhưng lời mời vẫn phải có. Nó thể hiện thái độ kính trọng người trên, thương yêu người dưới, lễ phép, văn minh, lịch sự. Hoàn toàn không phải là vẽ chuyện, là rách việc, là phong kiến như có ai cực đoan đã nghĩ. Thử xem, một gia đình nghèo nhưng nền nếp, mâm cơm đạm bạc; nhưng có bao giờ thiếu được lời mời. Nó cũng còn là một khía cạnh đạo đức mà truyền thống dân ta không bao giờ từ bỏ.

Bà, hoặc mẹ, cô con gái lớn, chị con dâu bao giờ cũng ngồi đầu nồi. Ðó là người cầm cái, người chỉ huy, cũng là người phục vụ cho cả nhà. Chúng ta không chấp nhận kiểu nồi cơm để xa, ai ăn hết tự đứng lên xới cơm lấy. Người ngồi đầu nồi phải ăn thong thả, ý tứ quan sát cả nhà; ai sắp hết bát cơm thì mình dừng tay và cơm ngay, sẵn sàng để xới cơm; không để ai phải chờ. Có khi người ngồi đầu nồi dừng trước lâu quá, còn giả vờ đánh nồi cơm, dù nồi cơm đã đánh tơi lên rồi. Cử chỉ hành động đó rất nhỏ, nhưng vô cùng cần thiết vì thể hiện sự quan tâm đến mọi thành viên trong gia đình, nhất là những người có tuổi, những người bậc trên. Mình vì mọi thành viên. Mọi thành viên vì mình. Nhân văn lắm chứ.

Có chuyện nàng dâu mới về, ngồi đầu nồi, nhà lại đông anh em trai, họ ăn như hổ cuốn rồng leo, chị dâu xới cơm luôn tay, hết bữa mà chị chưa ăn hết được một bát. Chả lẽ ngồi ăn sau cùng, sẽ mang tiếng tham ăn. Ðành coi như no, nhịn. Tối phải về nhà mẹ để ăn thêm cơm nguội. Ngồi ăn cơm không được nhai tóp tép, nhồm nhoàm, húp xuỵt xoạt, gõ bát đũa khua vòng tròn trên mâm. Có một cái thìa chan canh, không được dùng nó để húp. Muốn húp, phải múc canh vào bát riêng của mình và đặt thìa thật khẽ, không bắn canh ra ngoài.

Chấm thức ăn phải hứng bát, không nên rê miếng thức ăn đã chấm xuống đĩa thức ăn, để tránh nhỡ món nước chấm đó có người không ăn được thì đĩa thức ăn vẫn không sao. Cũng không được đưa miếng thức ăn đã chấm trực tiếp lên miệng, mà phải đặt vào bát cơm rồi và.

Trên mâm cơm có miếng ngon nhất, bao giờ bố mẹ cũng gắp nhường ông bà, và thông thường ông bà lại gắp trả lại cho cháu, người được ưu tiên nhất nhà. Có khi bé em không thích, gắp trả vào bát của mẹ, và người mẹ lại nhường cho bố. Thật hạnh phúc khi có không khí gia đình thương yêu nhường nhịn nhau như vậy.
Miếng cháy xém, ăn cho thơm miệng, người già răng yếu ít ăn, nên thường ngồi nhai cho hết vì bỏ đi thì phí. Thật là một cử chỉ đáng trọng của mẹ trong gia đình.
Bữa cơm, hay bữa ăn thường diễn ra như một việc hết sức bình thường hằng ngày. Nhưng thực ra nó đã trở thành nghi thức thiêng liêng, đầy chất văn hoá, đáng yêu. Nghe nói trước đây nhà văn Lan Khai, tuy sống thiếu thốn, nhưng mỗi khi ông ngồi vào bàn viết và ngồi vào bữa ăn, bao giờ ông cũng quần áo chỉnh tề như đi dự bữa tiệc hay làm một việc quan trọng.

Nhìn nhiều gia đình dùng bữa, ta có thể biết gia đình ấy thuộc loại nào; sống ra sao, mỗi người trong gia đình đối xử với nhau như thế nào. Kinh sợ nhất là có nhà chỉ có dăm người, nhưng người ăn trước, người ăn sau, mâm cơm lúc nào cũng như ăn dở, bát rếch để lẫn bát sạch, đĩa thức ăn nham nhở, bát canh nguội lạnh, nồi cơm đóng từng cục… Hẳn người ăn sau không thể thấy ngon, không thể thấy vui, không cảm nhận được không khí đầm ấm, thương yêu của sợi dây tình cảm gia đình.

Với người dân bình thường, thực cụ thật đơn giản, mâm thau, mâm nhôm, mâm gỗ, bát mộc đũa tre, toàn vật rẻ tiền, nhưng chủ yếu là khô ráo sạch sẽ thơm tho. Bát sạch ngon cơm mà. Chí lý. Tất nhiên thế. Nó thể hiện tài khéo léo, tính tỉ mỉ, sự chăm sóc của người phụ nữ trong gia đình, làm gương cho con cái noi theo, nó phải thành nền nếp. Không thể bằng lòng với đôi đũa cọc cạch, cái dài cái ngắn, chiếc bát mẻ, cái thìa gẫy, cái mâm han gỉ. Cụ Nguyễn Tuân sinh thời, trên mâm chỉ vài món, nhưng cái mâm phải bóng lộn, đôi đũa thật khô, cái bát thật sạch. Cũng như nhà văn ấy, nhiều gia đình Việt Nam cũng có gia phong ấy, không bao giờ bát nước chấm thừa từ bữa trước có mặt trên mâm cơm.

… Bữa ăn của chúng ta hiện nay còn đơn giản. Nó còn bị đơn giả hóa hơn nữa là vợ chồng con cái đến bữa rủ nhau đi ăn cơm bụi, cơm đầu ghế. Thời đại công nghiệp chăng ? Phải chạy đua với thời gian chăng ? Ðể tiết kiệm chăng ? Cũng tùy. Và cũng xin tùy thích. Chỉ có điều như vậy, là làm mất đi bàn tay chăm sóc ân cần của người phụ nữ trong gia đình, làm con cái mất đi những bài học về gia chánh, khiến nhiều cô gái trẻ, nhiều cô dâu mới rất lúng túng khi nói đến một số món ăn truyền thống dân tộc, hoặc các cô không còn làm được tròn bổn phận của người con, người vợ, giữ gìn sức khoẻ qua bữa cơm cho người thân yêu. Luộc rau, tráng trứng, kho cá, pha nước chấm, nếu không học thì dù đó là những món đơn giản, cũng khó mà làm cho ngon. Thật tiếc.

Mong sao mỗi gia đình chúng ta ngày càng có những bữa ăn ngon hơn, đầm ấm hơn, đầy chất văn hóa văn minh hơn.

Băng Sơn
Thú Ăn Chơi Người Hà Nội, 
1993

Xóa history trình duyệt

Sang khách hàng, đang demo sản phẩm ngon lành, tự nhiên khách hàng bảo muốn làm 1 hiệu ứng giống lazada.vn. Ok chuyện nhỏ, mở ngay tab mới, gõ luôn tên vào xem hiệu ứng nó thế nào. Vừa gõ chữ “l” thì trời ơi, FF nó list ra cả loạt các site bắt đầu bằng chữ l … và mấy cái dầu tiên đều từ lauxanh …hihcic, ngượng vãi. đành nhanh chóng gõ tiếp 2 chữ sau để nó mất đi . Vẫn còn đỡ là chỉ 1 khách chứ chưa phải demo cho cả BGD bên khách 😀

Về phải nhanh chóng tìm cách xem có cách nào xóa history của trình duyệt với 1 site nào đó k0!? Hóa ra cũng khá đơn giản, thậm chí là tính năng có sẵn luôn trong, k0 cần addon. Chắc mấy bạn làm FF cũng hay bị dính “bug” này như mình :))

Cách làm là vào menu History -> Show All -> trên cửa sổ History, chọn site cần xóa -> click chuột phải -> chọn “Forget about this site” . Thế là xong vấn đề đã được giải quyết.

Bắt đầu đi xóa các site k0 nên hiển thị đây 😀

Cách download file từ SlideShare khi save disabled

Updated: 15/06/2015: Download slideshare tool

Làm cái tool dùng cho tiện  : Download slideshare

==========

Updated: 04/09/2014

có vẻ slideshare đã thay đổi , dùng cách ở trên sẽ ra file .ssd , chứa toàn bộ nội dung nhưng rất tiếc mình chưa tìm được chương trình nào đọc được file ssd. Bạn nào biết thì chỉ giúp nhé.

Tin tốt là giờ có vẻ lấy slide còn dễ hơn trước.- Bước 1: View source trang có slide cần xem ( Ctrl+U trong FF/Chrome hoặc click chuôt phải -> View Source)

– Bước 2: Tìm đến đoạn: slide_container

– Bước 3: Kéo xuống từ vị trí ở bước 2 1 vài dòng, bạn sẽ thấy một lọat thẻ dạng <img class=”slide_image” src=”” data-normal=”……”..

Copy các link nằm trong data-normal=”…” và save về, bạn sẽ có từng trang trong slide. (Có thể thấy các link chỉ khác nhau số trang)

Hơi thủ công tí, hôm nào có thời gian mình sẽ làm cái tool tự động lấy các link này để save về cho tiện.

==========

Thỉnh thoảng có một số presentation bị tác giả disabled nút Save, trước kia có thể dùng 1 addon trên Firefox để download về nhưng hiện tại có vẻ không được.

Có 1 cách đơn giản hơn có thể làm:

1. View source trang có slide cần xem ( Ctrl+U trong FF/Chrome hoặc click chuôt phải -> View Source)

2. Tìm đến đoạn text: “og:image”

3. Copy url của biến  content đầu tiên ngay sau “og:image”

4. Bỏ đi đoạn : /ss_thumbnails và thumbnail … ở URL trên

5. Thêm .xml vào url ở buóc 4. Paste đường dẫn vào trình duyệt và chạy, sẽ xuất hiện các link tuơng ứng các trang trong slide

6. Có thể add từng link của các page vào powerpoint (Developer =>More Controls => Shockware Flash Object). Cách này sẽ tao đuợc 1 file ppt luôn nhưng hơi trâu bò tí.

hoặc dùng JDownloader để download tất cả các file về và kéo thả vào PowerPoint

VD:  Với slide này:

– buớc 3 là: URL =

http://cdn.slidesharecdn.com/ss_thumbnails/2011vietnamesegamemarket-120412030309-phpapp01-thumbnail-4.jpg

buớc 4: URL = http://cdn.slidesharecdn.com/2011vietnamesegamemarket-120412030309-phpapp01

bước 5: URL = http://cdn.slidesharecdn.com/2011vietnamesegamemarket-120412030309-phpapp01.xml

Have fun 😀

 

5W – 1H

 

Một mô hình khá hay khi áp dụng vào những việc cần làm. Post lên cho nhớ :)

5W - 1H

Càng ngày càng thấy “Know What” quan trọng hơn “Know How” .  Luôn có nguời biết cách làm 1 việc nào đó “như thế nào” nhưng không phải ai cũng biết “cần làm gì”.

File mẫu kế hoạch kinh doanh

Tìm lại cái này cho 1 bạn trên FB, nhớ hồi xưa vật vã thế nào với cái này 😀 Tìm đuợc cũng lâu mà trình TA còi nên đọc còn lâu hơn nữa.

Mau Plan kinh doanh 1

Thắt khăn sáng tạo

DIY-Cool-Way-to-Tie-a-Scarf DIY-Eldredge-Tie-Knot

Follow

Get the latest posts delivered to your mailbox: