Archive for Nghĩ-Ngẫm

ĐỪNG BAO GIỜ ĐỂ ‘CHUYỆN KHẨN CẤP’ VÙI LẤP ‘CHUYỆN QUAN TRỌNG’

tumblr_inline_okpc7nI0N31qzaj85_500

Eisenhower là Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ trong 2 nhiệm kỳ từ 1953 đến 1961. Trong suốt thời gian tại nhiệm, ông đã đưa ra những chương trình phát triển hệ thống xa lộ của Hoa Kỳ, sự ra đời của Internet (DAPRA), thăm dò không gian (NASA),…

Trước khi trở thành tổng thống, Eisenhower từng là đại tướng trong Quân đội Hoa Kỳ, từng là Tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh ở châu Âu trong Chiến tranh thế giới II. Ông chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện việc xâm chiếm Bắc Phi, Pháp và Đức.

Ông cũng từng là Chủ tịch của Đại học Colombia, trở thành Tư lệnh tối cao đầu tiên của NATO. Ông vẫn có thời gian theo đuổi các sở thích khác như chơi golf và vẽ tranh sơn dầu.

Eisenhower có khả năng phi thường trong việc duy trì năng suất của mình không chỉ trong nhiều tuần hay nhiều tháng mà là nhiều thập kỷ. Vì lý do đó mà phương pháp quản lý thời gian, quản lý công việc và năng suất của ông được nhiều người học tập.

Chiến lược năng suất nổi tiếng nhất của ông được biết đến với tên gọi Eisenhower Box, một công cụ ra quyết định đơn giản mà bạn có thể sử dụng ngay bây giờ.

Eisenhower Box: Làm thế nào để năng suất cao hơn

Chiến lược hành động và tổ chức công việc của Eisenhower rất đơn giản. Sử dụng ma trận quyết định dưới đây, bạn sẽ chia hành động của mình dựa trên 4 khả năng:

  • 1. Khẩn cấp và quan trọng (những công việc bạn sẽ làm ngay lập tức)
  • 2. Quan trọng nhưng không khẩn cấp (những công việc bạn sẽ lên lịch để làm sau)
  • 3. Khẩn cấp nhưng không quan trọng (những công việc bạn sẽ ủy thác cho người khác)
  • 4. Không khẩn cấp cũng chẳng quan trọng (những công việc bạn sẽ loại bỏ.)

Điều tuyệt vời về ma trận này là bạn có thể sử dụng cho các kế hoạch toàn diện (“Tôi nên dành thời gian mỗi tuần như thế nào?”) hay những kế hoạch nhỏ hàng ngày (“Tôi nên làm gì hôm nay?”)

Điều quan trọng hiếm khi khẩn cấp và điều khẩn cấp thì hiếm khi quan trọng. -Dwight Eisenhower

Dưới đây là ví dụ về Eisenhower Box của tôi:

Những công việc khẩn cấp là những thứ bạn hay gặp như email, cuộc gọi, tin nhắn và câu chuyện tin tức. Trong khi đó, theo lời của Brett McKay: “Công việc quan trọng là những thứ đóng góp cho sứ mệnh, giá trị và mục tiêu dài hạn.”

Loại bỏ trước khi tối ưu hóa

Cách nhanh nhất để hoàn thành công việc là loại bỏ nó hoàn toàn. Tôi không nói rằng bạn nên lười biếng nhưng bạn nên mạnh dạn loại bỏ bất kỳ công việc nào không hướng tới nhiệm vụ, giá trị và mục tiêu của bạn.

Chúng ta nên tự hỏi “Tôi có phải thực sự làm điều này không?” trước khi tìm cách tối ưu hóa. Bạn sẽ cảm thấy mình chỉ cần làm thêm giờ một chút là có thể hoàn thành công việc, bạn thoải mái khi làm đều này. Nhưng đó không phải là cách sử dụng thời gian tốt nhất.

Như Tim Ferriss nói, “Bận rộn là một dạng của sự lười biếng, lười suy nghĩ và hành động bừa bãi.”

Phương pháp Eisenhower sẽ khiến bạn xem xét xem việc này có thực sự cần thiết, để chuyển vào ô “Xóa bỏ” hay không. Thật sự mà nói, nếu bạn loại bỏ được hết những công việc lãng phí thời gian mỗi ngày thì rồi bạn cũng chẳng cần những lời khuyên làm việc hiệu quả nữa.

Nếu bạn thấy khó loại bỏ những hoạt động lãng phí thời gian khi chưa chắc chắn, hãy tự hỏi mình:

  • – Tôi đang làm việc hướng tới điều gì?
  • – Giá trị cốt lõi trong cuộc sống của tôi là gì?

Trả lời những câu hỏi này sẽ giúp làm rõ những công việc nhất định trong cuộc sống. Lựa chọn những việc cần làm hay cần loại bỏ trở nên dễ dàng hơn khi bạn biết rõ những gì quan trọng với mình.

????

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

Ra hiệu sách bạn thấy sách dạy làm sếp đầy rẫy. Thực ra sách bạn nên đọc đầu tiên là sách dạy làm lính. Nhưng thật đáng tiếc là bạn chẳng thể tìm nổi một cuốn nào như thế cả. Thế mới đểu!

Vậy nên hãy đọc mấy gạch đầu dòng dưới đây để thực hành đạo làm lính và sẽ thấy cuộc sống của lính vui cũng chẳng kém làm sếp. Bắt đầu nhé:

Không chốn dung thân cho người hướng nội?

“Bạn này ít nói nhỉ?”

Đã có ai từng hỏi bạn như thế trong một cuộc gặp gỡ chưa? Tôi thì đã được hỏi nhiều lần, trong các dịp networking (tạo dựng mối quan hệ), các chuyến thực địa, hay trong một bữa tiệc mà tôi không thân với ai trong số những người đến dự cả. Khi nghe câu hỏi ấy, tôi cảm thấy rất ngại và thường cố cười trừ cho qua, khi rời khỏi cuộc gặp, tôi luôn cảm thấy có lỗi, nhiều câu hỏi cứ quẩn quanh trong tâm trí tôi “Có vấn đề gì với mình vậy? Tại sao mình không thể nói nhiều hơn, quảng giao hơn như những người khác? Tại sao mình lại kém cỏi như vậy?” Sau một hồi cố tìm câu trả lời, tự dưng tôi lại thấy có phần ấm ức “Nhưng ít nói thì sao? Có gì sai với việc ít nói? Tại sao người khác lại cứ phải bình luận về việc tôi ít nói?”

Read more

Vội…

voi

“tĩnh khí”

“Đối diện với mỗi việc lớn cần phải “tĩnh khí””, đây là câu nói mà thầy giáo của hai vị Hoàng đế cuối đời nhà Thanh đã dạy bảo học trò của mình.

Ông cho rằng: Từ xưa đến nay, các bậc thánh nhân, càng gặp phải những việc lớn kinh thiên động địa, việc nguy hiểm thì càng có thể tĩnh tâm như nước, không hề sợ hãi. Từ xưa đến nay, phàm là người làm được việc lớn nhất định phải là người có “tĩnh khí”.

Read more

Khí chất sống kém sinh ra sự nhược tiểu

Bài rất hay nên post lên đây để lưu lại

Kế tục tinh thần tôi đã viết trong sách ‘Bàn về Văn hóa người Việt’, những điều mà tôi quan sát được, ghi dưới đây, thực là gặp ở khá nhiều người, nhiều nơi… Có thể vụn vặt trong đời sống bình thường hàng ngày, nhưng nhìn rộng ra xã hội, nếu chúng phổ biến đến mức tích tụ khí nhược tiểu thì tương lai sẽ u tối lắm thay, mong gì đóng góp tích cực được cho Thế giới ?!
Thực chất những điều vụn vặt như thế, ở nhiều người chỉ là ‘cái một tí’ trong tính cách nhìn qua có vẻ như thuộc về con người, ở đâu chẳng có, xã hôi nào chẳng thấy… Nhưng nếu thành tập tính sống, nó không đủ lượng khiến người phải tính, chẳng đủ chất để người muốn dùng, bởi vậy nó như là cái ‘gen bản ngã’ của họ, nguyên nhân chính của sự nhược tiểu
Trong bài này tôi ngụ ý rằng : Khí chất sống không phải là điều chỉ mong có ở những con người to tát về cương vị hay tuổi đời. Nói đúng hơn: khí chất trong mỗi người khiến đời sống của họ phát triển, Thiên hạ phải nể phục, có hay không tùy thuộc vào những điều tưởng như vụn vặt hàng ngày họ đã thể hiện và đối xử như thế nào…
Đất nước nào cũng có một vài quốc gia bên cạnh, luôn có tính hai mặt tốt / xấu. Nhưng nếu Văn hóa làm nên khí chất người dân Đất nước mình sáng mạnh thì sẽ tiếp thu được nhiều cái hay, lọc bỏ đi nhiều cái dở…Những điều tôi ví dụ dưới đây với ý nghĩa phản tỉnh thái độ sống để dũng cảm thay đổi tích cực, khiến các ngoại bang phải kính trọng thêm nhiều phần !

– Phải đi bộ một tí đã kêu xa nên tìm cách lôi chợ quê về sát chung cư, đi xa một tí đã dựa dẫm xe máy, một tí buồn ngủ đã muốn ngắt đoạn chương trình, nóng một tí đã kêu, lạnh một tí đã rúm tứ túc, ngồi một tí đã đặt dẹo, xếp hàng 1 tí đã chen
– Đèn đỏ còn nửa phút chuyển sang xanh mà không thể đợi, va quệt xây xát tí xe đã lao vào xỉ vả khiến choảng nhau mẻ đầu, bị cảnh sát dừng xe vì đi sai mà chỉ tí nguyên cớ đã to tiếng cãi và nhờ vả quan trên can thiệp
– Đến quán ăn vì một tí sơ xuất mà lớn giọng xỉ vả nhân viên, hùng hổ gặp Sếp của họ để đòi đặc ân. Chỉ vì thiếu tí nước mắm bữa tối mà cả hội nhà văn nhạt mồm, chả còn tí gì ấn tượng Luvre mà người ta bỏ tiền cho họ thăm thú
– Đến dự những chương trình học hay hội nghị quan trọng, chuyên đi muộn chỉ vì một tí lý do, nghe một tí thấy khó hiểu đã chê bai diễn giả, một tí điện thoại đã làm phiền bao người khác, một tí việc phát sinh cũng nghĩ cách bỏ dở mà về
– Một tí lời người nói không đúng ý mình quay mặt giận dỗi kết luận người khác khó tính, một tí chưa vui đã thành căng thẳng, một tí vị kỷ chẳng xác đáng mà đòi bao người phải điều chỉnh hay phiền tâm
– Một tí phật ý riêng mà nghĩ cách hành người làm tắc chuyện cần của họ . Mồm nói: Tiền không thành vấn đề, nhưng vấn đề là Tiền bao nhiêu. Cái chính là Tình mà tình riêng mới là chính. Quyền chẳng là gì nhưng cái gì cũng đợi Quyền ban ý chỉ-

. Một tí cái cau mày, lớn giọng của Sếp đã hốt hoảng, nhẹ hơn là líu lưỡi, hay nhanh chóng thỏa hiệp, đánh mất khả năng bảo vệ chính kiến, tiêu tan cái ý nghĩ hăm hở ban đầu của mình muốn nói
– Mới nói một tí điều hơi mới đã tưởng là cải cách, có một tí điều hơn đã nhìn hạ mục vô nhân, biểu lộ một tí thái độ bất đồng đã bị cho là chống đối. Một tí bất bình với kẻ càn quấy bên cạnh đã sợ vạ đến thân

Chúng ta có thể thấy một dạng thức khác của những ‘cái một tí’ mang tính chất xấu, dẫn đến sự ‘phân thân’ tha hóa, tôi tạm liệt kê như sau:

. Chưa đẳng cấp đã phân biệt – Vừa phân biệt đã suy đồi
. Chưa hành đạo người đã rất háo danh – Vừa có tí danh đã coi thường kẻ khác
. Chưa văn minh đã đồng nhất – Vừa đồng nhất đã lai căng
. Chưa biết nghề đã dạy thợ – Vừa dạy thợ đã chán nghề
. Chưa Tết đã nhất – Vừa nhất đã bét. Chưa Hè đã Hội – Vừa Hội đã chán
. Chưa có tài đã đánh mất tâm – Mới có chút tâm đã bài xích tài
. Chưa giàu đã khinh nghèo – Vừa bớt nghèo đã lụy giàu
. Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng Tổng – Vừa đe hàng Tổng đã sợ thằng Mõ
. Chưa hiểu Lễ mà đã nói đến Nghĩa – Mới làm chút Nghĩa đã kịp vô Lễ rồi
. Chưa biết tưởng hiểu, hiểu tí đã nói – Vừa nói đã sai, sai tí đã vạ miệng
. Chưa biết phận làm con đã làm cha – Vừa làm cha đã quên mất phận làm con
. Chưa đợi cùng vui đã hò nhau uống – Vừa giả lả uống đã càn quấy say
. Chưa leo lên cao đã khiến tình sơ – Vừa mới bị sơ giật mình chạy chức
. Chưa thẳng hướng đến đã rẽ ngang – Vừa mới đi ngang rổn rang bàn lùi

Còn những điều tôi viết dưới đây lại là biến thể từ sự nhược tiểu. gây nên những hậu quả rất xấu khác, nếu trở thành tập tính sống của số đông trong xã hội:

. Quen mặc cả với ma quỉ nên nghi ngờ sự vô tư của Thần Thánh – Đi với Bụt mặc áo cà sa nhưng tâm thế sẵn sàng vứt bỏ để mặc áo giấy – nên Ma không sợ, Bụt không quý. Không ở hiền nên chả gặp lành, nếu gặp chưa lành giải pháp là chả ở hiền nữa

. Chưa biết đích đến đã nghĩ đi tắt, đang bị lạc mà đòi đón đầu. Lúc nào cũng vội nhưng luôn bị muộn. Chưa khôn đã nghĩ mưu, rất hàm hồ mà sa vào cảm tính. Chưa hiểu điều lớn đã coi thường điều nhỏ, vừa làm điều nhỏ đã đánh mất điều lớn.

. Là người lao động mà chẳng thực cần lao, chưa làm đã sợ thiệt . Không cố gắng làm đúng, đủ mà dành nhiều tâm trí cho việc làm tắt, ăn bớt. Tự nhận thông minh nhưng rất ít sáng tạo, quay ra tự sướng mình đưa Cuội lên Mặt Trăng

. Chị ngã em nâng nhưng lại đào hố bẫy người. Lá lành đùm lá rách nhưng chả muốn ai lành hơn mình. Một con ngựa ko ăn cả tàu bỏ cỏ vì buồn kiếp ngữa bị giết mổ chứ ko phải là Ngựa chiến.

. Lựa chọn kết bè với nhau bởi tương đồng hay cùng muốn mang âm mư¬u từ quá khứ đến tương lai. Hay nói đạo đức nhưng rất thiếu trách nhiệm. Không thích đứng sau ngư-ời khác vì hãnh tiến chứ không phải có phẩm chất ưu trội

. Mua bán mọi thứ ngay cả khi không có tiền, dám làm tất cả khi đã có tiền – Được làm vua thua làm giặc, nên chất giặc trong vua và làm vua bọn giặc. Liều lĩnh khi làm điều xấu nhưng rất đắn đo khi làm điều tốt .

. Rất kém chung nhau đầu tư xã hội, nhưng bầy đàn chen chúc nhau đầu cơ. Giỏi mưu cầu lợi ích cá nhân mà không cam kết được lợi ích của đối tác. Không có cống hiến nên trở thành loài kí sinh

. Không có người tiên phong nhưng rât nhiều kẻ xúi bẩy. Không biết làm bạn nhưng rất giỏi kết bè. Rất sợ chết nhưng sống rất liều. Muốn hòa bình nhưng cách sống rất gây xung đột

. Giỏi nịnh làm vừa lòng người này nhưng lại làm mất lòng người khác – Thật thà mà không đi đến chân lí – Thẳng thắn mà bất chấp sự thật . Không biết nể người làm điều đúng mà rất sợ những đứa làm sai

. Mê tín mà không có đức tin, rất đa nghi vì không biết sống thiện. Đổ tại Khoa học là lý thuyết nên không chịu thực hành đúng sa vào hành động bản năng. Không tin việc tổ chức đang làm mà tranh cơ đoạt vận và dựa vào may rủi.

. Kém văn minh nhưng lại tự hào là rất văn hóa. Không phát triển mà lịch sử rất dày. Rất nhiều phong tục mà ít nghi lễ. Không biết lễ nghĩa mà đòi học phép lịch sự Thiếu tôn nghiêm ngay cả khi hát quốc ca

Từ vài điều trên, tôi cho rằng tầng lớp cao của xã hội ( giới quyền chức, nhân trí sĩ, doanh nhân…) tuy chiếm số ít về tỉ trọng dân số, nhưng ‘cái một tí’ của họ lại thực sự ảnh hưởng mạnh lắm đến các tầng lớp còn lại. Thế nên rất cần cái chất ‘đẳng cấp cao’ trong hành vi ứng xử, lối sống, lao động sẽ hướng đạo cho dân chúng có được trong cộng đồng xã hội những ’cái một tí’ sao cho hay ho để trở thành khí chất mạnh mẽ của Đất nước. Bởi vậy tầng lớp cao của XH phải nhận trách nhiệm chính và cao nhất về Khí chất của Đất nước mình

Bữa ăn ngày thường

Bữa ăn của người Việt Nam bình thường, trừ cỗ bàn không kể, ai mà chẳng biết. Tùy gia cảnh, điều kiện , nó thay đổi chút ít.Phổ biến là mâm cơm đặt trên chiếu, trên ghế ngựa, có khi chỉ là chiếu trải trên đất. Thành thị mới có thói quen ngồi bàn, bàn trải khăn trắng.

Nếu người ông, người cha chủ động giờ ăn, nếp ăn, thì người mẹ, người bà mới thực sự là chỉ huy trong bữa ăn. 
Trước hết đã thành phong tục đẹp của cả dân tộc: Lời mời. Ai đang bận hoặc dở tay, phải có người ra mời. Không thể nói: Bố vào ăn cơm. Mà phải nói: Mời Bố vào xơi cơm ạ. Khi cả gia đình đã ngồi vào mâm đông đủ, bắt đầu cũng bằng lời mời. Lần lượt mời từ trên xuống, từng người một rồi mới được nâng bát. Lời mời cũng không được nói sõng, phải có chữ ạ sau cùng. Ai ăn xong, trước khi đứng dậy, cũng phải điệp khúc lại lời mời như bắt đầu bữa ăn.

-Chào ơi, vẽ. Trong nhà cả mà, rách việc, phong kiến… Thật chăng? Không. Ngàn đời cho đến nay, dân tộc ta không chấp nhận người nào ngồi vào mâm mà hùng hục ăn luôn, không mời mọc, không chú ý đến ai. Ðó là loại người “Ăn cơm không biết giở đầu đũa”, là “vục mặt xuống mà ăn”. Cho nên dù là sống với nhau suốt đời, hằng ngày bên nhau, gần gũi, thân thương, mỗi ngày ngồi vào mâm hai lần, nhưng lời mời vẫn phải có. Nó thể hiện thái độ kính trọng người trên, thương yêu người dưới, lễ phép, văn minh, lịch sự. Hoàn toàn không phải là vẽ chuyện, là rách việc, là phong kiến như có ai cực đoan đã nghĩ. Thử xem, một gia đình nghèo nhưng nền nếp, mâm cơm đạm bạc; nhưng có bao giờ thiếu được lời mời. Nó cũng còn là một khía cạnh đạo đức mà truyền thống dân ta không bao giờ từ bỏ.

Bà, hoặc mẹ, cô con gái lớn, chị con dâu bao giờ cũng ngồi đầu nồi. Ðó là người cầm cái, người chỉ huy, cũng là người phục vụ cho cả nhà. Chúng ta không chấp nhận kiểu nồi cơm để xa, ai ăn hết tự đứng lên xới cơm lấy. Người ngồi đầu nồi phải ăn thong thả, ý tứ quan sát cả nhà; ai sắp hết bát cơm thì mình dừng tay và cơm ngay, sẵn sàng để xới cơm; không để ai phải chờ. Có khi người ngồi đầu nồi dừng trước lâu quá, còn giả vờ đánh nồi cơm, dù nồi cơm đã đánh tơi lên rồi. Cử chỉ hành động đó rất nhỏ, nhưng vô cùng cần thiết vì thể hiện sự quan tâm đến mọi thành viên trong gia đình, nhất là những người có tuổi, những người bậc trên. Mình vì mọi thành viên. Mọi thành viên vì mình. Nhân văn lắm chứ.

Có chuyện nàng dâu mới về, ngồi đầu nồi, nhà lại đông anh em trai, họ ăn như hổ cuốn rồng leo, chị dâu xới cơm luôn tay, hết bữa mà chị chưa ăn hết được một bát. Chả lẽ ngồi ăn sau cùng, sẽ mang tiếng tham ăn. Ðành coi như no, nhịn. Tối phải về nhà mẹ để ăn thêm cơm nguội. Ngồi ăn cơm không được nhai tóp tép, nhồm nhoàm, húp xuỵt xoạt, gõ bát đũa khua vòng tròn trên mâm. Có một cái thìa chan canh, không được dùng nó để húp. Muốn húp, phải múc canh vào bát riêng của mình và đặt thìa thật khẽ, không bắn canh ra ngoài.

Chấm thức ăn phải hứng bát, không nên rê miếng thức ăn đã chấm xuống đĩa thức ăn, để tránh nhỡ món nước chấm đó có người không ăn được thì đĩa thức ăn vẫn không sao. Cũng không được đưa miếng thức ăn đã chấm trực tiếp lên miệng, mà phải đặt vào bát cơm rồi và.

Trên mâm cơm có miếng ngon nhất, bao giờ bố mẹ cũng gắp nhường ông bà, và thông thường ông bà lại gắp trả lại cho cháu, người được ưu tiên nhất nhà. Có khi bé em không thích, gắp trả vào bát của mẹ, và người mẹ lại nhường cho bố. Thật hạnh phúc khi có không khí gia đình thương yêu nhường nhịn nhau như vậy.
Miếng cháy xém, ăn cho thơm miệng, người già răng yếu ít ăn, nên thường ngồi nhai cho hết vì bỏ đi thì phí. Thật là một cử chỉ đáng trọng của mẹ trong gia đình.
Bữa cơm, hay bữa ăn thường diễn ra như một việc hết sức bình thường hằng ngày. Nhưng thực ra nó đã trở thành nghi thức thiêng liêng, đầy chất văn hoá, đáng yêu. Nghe nói trước đây nhà văn Lan Khai, tuy sống thiếu thốn, nhưng mỗi khi ông ngồi vào bàn viết và ngồi vào bữa ăn, bao giờ ông cũng quần áo chỉnh tề như đi dự bữa tiệc hay làm một việc quan trọng.

Nhìn nhiều gia đình dùng bữa, ta có thể biết gia đình ấy thuộc loại nào; sống ra sao, mỗi người trong gia đình đối xử với nhau như thế nào. Kinh sợ nhất là có nhà chỉ có dăm người, nhưng người ăn trước, người ăn sau, mâm cơm lúc nào cũng như ăn dở, bát rếch để lẫn bát sạch, đĩa thức ăn nham nhở, bát canh nguội lạnh, nồi cơm đóng từng cục… Hẳn người ăn sau không thể thấy ngon, không thể thấy vui, không cảm nhận được không khí đầm ấm, thương yêu của sợi dây tình cảm gia đình.

Với người dân bình thường, thực cụ thật đơn giản, mâm thau, mâm nhôm, mâm gỗ, bát mộc đũa tre, toàn vật rẻ tiền, nhưng chủ yếu là khô ráo sạch sẽ thơm tho. Bát sạch ngon cơm mà. Chí lý. Tất nhiên thế. Nó thể hiện tài khéo léo, tính tỉ mỉ, sự chăm sóc của người phụ nữ trong gia đình, làm gương cho con cái noi theo, nó phải thành nền nếp. Không thể bằng lòng với đôi đũa cọc cạch, cái dài cái ngắn, chiếc bát mẻ, cái thìa gẫy, cái mâm han gỉ. Cụ Nguyễn Tuân sinh thời, trên mâm chỉ vài món, nhưng cái mâm phải bóng lộn, đôi đũa thật khô, cái bát thật sạch. Cũng như nhà văn ấy, nhiều gia đình Việt Nam cũng có gia phong ấy, không bao giờ bát nước chấm thừa từ bữa trước có mặt trên mâm cơm.

… Bữa ăn của chúng ta hiện nay còn đơn giản. Nó còn bị đơn giả hóa hơn nữa là vợ chồng con cái đến bữa rủ nhau đi ăn cơm bụi, cơm đầu ghế. Thời đại công nghiệp chăng ? Phải chạy đua với thời gian chăng ? Ðể tiết kiệm chăng ? Cũng tùy. Và cũng xin tùy thích. Chỉ có điều như vậy, là làm mất đi bàn tay chăm sóc ân cần của người phụ nữ trong gia đình, làm con cái mất đi những bài học về gia chánh, khiến nhiều cô gái trẻ, nhiều cô dâu mới rất lúng túng khi nói đến một số món ăn truyền thống dân tộc, hoặc các cô không còn làm được tròn bổn phận của người con, người vợ, giữ gìn sức khoẻ qua bữa cơm cho người thân yêu. Luộc rau, tráng trứng, kho cá, pha nước chấm, nếu không học thì dù đó là những món đơn giản, cũng khó mà làm cho ngon. Thật tiếc.

Mong sao mỗi gia đình chúng ta ngày càng có những bữa ăn ngon hơn, đầm ấm hơn, đầy chất văn hóa văn minh hơn.

Băng Sơn
Thú Ăn Chơi Người Hà Nội, 
1993
Follow

Get the latest posts delivered to your mailbox: