Bên kia núi cỏ có xanh hơn

tumblr_o2e5yrXDfe1qzcciuo1_500

ĐỪNG ĐI EM ƠI. BÊN KIA NÚI ĐÂU CÓ THẢM CỎ XANH HƠN….

Nếu có ý định nhảy việc, nên tuân thủ những nguyên tắc sau

1. TĂNG LƯƠNG CHỈ MANG LẠI  SỰ HƯNG PHẤN CHO CHÚNG TA VÀI THÁNG NGẮN NGỦI , SAU ĐÓ ĐÂU LẠI VÀO ĐẤY

Dù cho bạn đang phải đối mặt với sức ép về kinh tế, khi muốn thay đổi công việc, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng về những cái được và mất cho công việc mới, ngoài việc đơn thuần chỉ xem xét mức lương. Nếu chỉ coi trọng đến tiền lương, đảm bảo bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hài lòng với những gì mình đang có và thường xuyên phải nhảy việc.

Ngoài tiền lương, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng về thực lực của công ty, cơ hội phát triển, môi trường làm việc…Bởi chính những nhân tố này sẽ quyết định mức lương của bạn trong tương lai.

2. GIỮ VỮNG CHUYÊN MÔN

Trên thực tế, nhiều người thường xuyên nhảy việc, không chỉ thay đổi về chức vụ mà còn thay đổi về chuyên môn nghề nghiệp. Chẳng hạn: lúc thì làm trong bộ phận bán hàng, khi lại làm về tư vấn dịch vụ hoặc về hành chính…Vì họ cho rằng, làm như vậy họ có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm hoặc “đa di năng” về năng lực nghề nghiệp. Các làm này chỉ khiến họ phải “nhảy việc” nhiều lần mà thôi.

Cách tốt nhất nên trung thành với những kỹ năng chuyên môn, định rõ phương hướng nghề nghiệp, kiên trì “nhất nghệ tinh” để trở thành chính chuyên gia giỏi trong chuyên nghành của bạn. Có như vậy bạn mới có cơ hội thăng tiến trong công việc.

3. BẤT MÃN, MÂU THUẪN CÁ NHÂN  THÌ Ở ĐÂU CŨNG CÓ

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều có những ưu nhược điểm nhất định, do vậy, dù có đi đến đâu, bạn cũng sẽ vấp phải những vấn đề chung đó.

Nhiều người chỉ vì lý do không hài lòng với công việc đang làm hoặc đồng nghiệp trong công ty…mà nhanh chóng nhảy việc. Họ không biết rằng, đến nơi làm mới, tình cảnh tương tự rất có thể xảy ra. Lẽ nào lúc ấy họ lại nhảy việc? Nếu chỉ do một số nguyên nhân khách quan như vậy mà đã không ngại ngần nhảy việc chỉ chứng tỏ khả năng thích ứng của họ kém cỏi, họ chỉ còn cách trốn tránh mà thôi.

Cách tốt nhất là nên đối mặt và tìm cách giải quyết triệt để những bất mãn còn tồn đọng. Đó cũng là cách chứng tỏ năng lực xử lý vấn đề thông minh và nhanh nhạy của bạn.

4. SAU 3 NĂM CÀY VÀ DỰ TRÙ 1 NĂM SẮP TỜI KO CÒN CƠ HỘI PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP THÌ   HÃY NGHĨ  ĐẾN NHẢY VIỆC

Ít nhất cần thử sức với công việc khoảng 3 năm, có như vậy bạn mới có thời gian và khả năng tích lũy những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng và cả năng lực cạnh tranh. Hơn thế nữa, CV của bạn sẽ bớt “khó coi” hơn.

Khi thực sự nhận thấy những “nguy cơ” không lành có thể xảy ra, bạn cũng nên chủ động đề nghị thôi việc. Đặc biệt khi công ty đó không có đủ không gian phát triển, không thể giúp bạn nâng cao kỹ năng làm việc hay cơ cấu quản lý quá lạc hậu, đứng trên bờ vực phá sản.

Đối mặt trước những vấn đề nhạy cảm này, nhảy việc là quyết định sáng suốt, chứng tỏ khả năng “liệu việc như thần” của bạn.

Một dấu hiệu mới, các công ty ngày càng trọng dụng và đánh giá cao sự trung thành của nhân viên, và không mong muốn bỏ phí thời gian để sử dụng nhân lực chạy theo tiền lương. Hiện nay nhiều công ty yêu cầu nhân viên mới cho biết phương thức liên lạc với công ty cũ hoặc người phụ trách trước kia của họ trong giấy giới thiệu hay hồ sơ xin việc để kiểm tra lại sự trung thành của họ với công ty trước.

Trước khi lập kế hoạch nhảy việc cho mình, hãy xem xét lại một lần nữa lý do nào khiến bạn muốn nhảy việc, để chắc chắn rằng đây là quyết định đúng và bạn sẽ không hối hận với nó. Bạn muốn cải thiện mức lương, muốn có những thách thức mới, hay đơn giản là tìm cho mình một sự thay đổi trong cuộc sống? Dù với bất cứ lý do nào, việc suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động đều hết sức cần thiết.

VỀ PHÍA NHÀ QUẢN LÝ, NẾU NHÂN VIÊN NGỎ Ý MUỐN TĂNG  LƯƠNG THÌ ĐÂY LÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

1 – Rà soát và cắt những gì không hiệu quả để tiết kiệm chi phí làm cơ sở cho mọi việc khác (bao gồm cả cắt giảm nhân sự)
2 – Tăng được bao nhiêu thì tăng. Thực ra trong khó khăn không quan trọng tăng được bao nhiêu mà quan trọng là cảm giác được chia sẻ khó khăn.
3 – Cho họ một thách thức. Ví dụ nếu anh giảm được giá mua vào 20% thì tôi có thể lấy 5% chỗ đó để tăng lương. Nghệ thuật ở đây là phải đưa ra một thách thức hoàn toàn khả thi và có thể đạt được chứ không phải lời thách đố. Như vậy lợi ích sẽ có cho nhân viên, nhưng đồng thời cũng tạo ra lợi ích chung
4 – Giúp họ hiểu tại sao chỉ có thế thôi. Tại sao không thể hơn được.
5 – Bí quá thì đành chịu, tập trung làm việc và quên yêu cầu đó đi.


Warning: count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable in /home/minhhong/domains/minhhong.com/public_html/wp-includes/class-wp-comment-query.php on line 399

Leave a Reply

Follow

Get the latest posts delivered to your mailbox:

%d bloggers like this: