Archive for Mobile

10 Mẹo Mobile UX

Khi kênh mobile ngày càng tăng trưởng cùng với công nghệ, lĩnh vực nghiên cứu tương tác người dùng mobile (Mobile UX) cũng phát triển theo. UX tốt là điểm khác biệt chính giữa app thành công và không thành công, làm những ứng dụng mới chiến thắng những tên tuổi lớn bằng cách tạo ra những ứng dụng hấp dẫn hơn. Tôi xin chia sẻ 10 mẹo để tạo bản thiết kế tuyêtk vời dành cho mobile. Ngay cả nếu bạn không trực tiếp làm thiết kế, những mẹo này cũng sẽ giúp bạn có các khái niệm tốt hơn để trao đổi với ngừoi làm thiết kế cũng như kiểm thử các ứng dụng. Những mẹo này theo tôi cũng có thể áp dụng với bản web mobile

1. Đi từ cơ bản

Mặc dù thiết kế UX cho mobile về lý thuyết có một số điểm chung với thiết kế web và phần mềm, nhưng việc đi từ bản thiết kế của phần mềm, thu gọn lại để ra bản app sẽ không hiệu quả. Để thiết kế bản app tốt, cần bắt đầu từ những trải nghiệm người dùng từ mức cơ bản, thêm dần từ những thành phần riêng của bạn. Một bản thiết kế app tuyệt vời sẽ là độc nhất vì vậy cần được xây dựng một cách riêng, không giống với bất kỳ cái nào khác đã có

2. Xác định người dùng

Người dùng di động hiện tại có thể chia làm 2 kiểu: kiểu thợ săn (kiểu tìm kiếm thông tin hoặc làm việc xác định rõ thật nhanh) và kiểu hái lượm (đi lòng vòng thu thập thông tin). Nếu đối tượng người dùng của bạn là kiểu thợ săn, bạn cần tập trung vào các tính năng cho phép họ hoàn thành mục tiêu với ít bước nhất, giảm thiểu các chức năng không thực sự cần thiết. Nếu đối tượng của bạn là kiểu hái lượm, hãy tìm cách giúp họ truy cập nhanh nhất vào các mục thông tin, sau đó xác định cách giữ họ ở lại trong app. Bạn cũng có thể làm cả 2 cách nhưng nên thận trọng, nhiều khi ít hơn là nhiều hơn.

3. Ghi nhớ luật 80/20

Thông thường 80% người dùng app chỉ dùng 20% chức năng của app. Nếu bạn đã có bản online thì cách đơn giản để xác định là nhìn vào cách ngừoi dùng tương tác với bản online của bạn. Có thể xem cụ thể trong dữ liệu với người dùng bản mobile bằng google analytics. Xác định chức năng được sử dụng nhiều nhất, sử dụng dữ liệu này để xác định khoảng 20% kia và đưa vào app để có thể dễ dùng và thuận tiện nhất.

4. Thiết kế theo mục đích sử dụng

Ngừoi dùng mobile muốn hoàn thành mục tiêu nhanh nhất, dù là việc xem lướt (như xem sản phẩm mới) hay có mục tiêu cụ thể (mua hàng). Mọi chức năng trong app nên hướng đến việc giúp người dùng xác định và hoàn thành mục tiêu. Mọi vấn đề râu ria khác nên được bỏ qua. Xu hướng của người dùng mobile là ít thời gian và không gian thiết kế của bạn cũng rất nhỏ, vì vậy không thể để lãng phí không gian và thời gian. Cố gắng phán đoán mục tiêu của người dùng, sau đó xây dựng các khả năng có liên quan có thể xảy ra. Như vậy người dùng có thể nhanh chóng hoàn thành mục tiêu một cách mượt mà.

5. Giữ sự đơn giản

Người dùng mobile không mong muốn đọc các hướng dẫn sử dụng. Các nhắc nhở ngắn cũng tốt nhưng nếu bạn thấy mình phải đưa cả các hướng dẫn dạng FAQ vào thì có nghĩa là không ổn. Hãy ghi nhớ rằng bản mobile không có không gian cho các chú thích kiểu trên web nên việc suy nghĩ sử dung các biểu tượng là cần thiết để tiết kiệm không gian. Về lâu dài, app càng đơn giản càng tốt, dễ bảo trì, nâng cấp hơn. Ghi nhớ câu thần chú:  tính năng càng nhiều người dùng càng ít.

6. Đừng bỏ qua UX của nền tảng hệ thống

Apple, Google và các hãng khác đã bỏ ra hàng tỷ  USD để đào tạo người dùng biết chính xác điều gì tiếp theo khi họ ấn 1 nút, swipe màn hình hay chạm vào 1 icon. Tạo ra các giao diện không theo các chuẩn này có thể làm đội thiết kế vui nhưng sẽ làm người dùng bị bối rối, giảm khả năng tương tác. Thay vào đó, nên tuân theo các chuẩn đã có của hệ thống, thêm các tinh chỉnh của bạn mà không cần thay đổi các chức năng cơ bản. Đọc các hướng dẫn của hệ thống (platform guidelines) để chắc chắn bạn đang dùng đúng thành phần của UI cho 1 chức năng , cũng như nên tuân theo các hướng dẫn ở các vấn đề liên quan khác .  Những hướng dẫn này đều có lý do của nó. Nên dùng một thiết bị bạn đang thiết kế app cho nó trong ít nhất 1 tháng để hiểu và cảm nhận những hướng dẫn này.

7. Người dùng có nhiều hơn một hành động đơn lẻ

Người dùng có thể tương tác với thiết bị nhiều hơn so với bản mô tả. Rất nhiều yếu tố tác động cùng lúc tới người dùng mobile như : âm thanh, sự chuyển động, thông tin từ các cảm ứng trong thiết bị, từ các ứng dụng khác đang chạy… Hãy suy nghĩ về việc bạn sẽ cải thiện trải nghiệm của người dùng một cách thông minh như thế nào, sử dụng các dữ liệu mà người dùng thậm chí không nghĩ đến là cách rất tốt để tạo ra những kết quả ngạc nhiên và đáng nhớ.

8. Thiết kế theo giai đoạn

Một vấn đề không may với các sản phẩm mobile (vốn dĩ có thể di chuyển đến bất kỳ đâu và làm rất nhiều thứ) là có vấn đề gì đó ngắt quãng sử dụng của người dùng. Nguyên nhân có thể đến từ cuộc sống thực của người dùng hoặc đến từ chính chiếc điện thoại. Giữ giao diện app đơn giản và rõ ràng sẽ giúp giảm thời gian nhận thức lại vấn đề của người dùng khi phải quay lại app sau khi bị ngắt quãng sử dụng. Đồng thời , cần hỗ trợ người dùng quay lại vị trí bị ngắt quãng trước đó , điều rất dễ xảy ra khi dùng điện thoại (nhận cuộc gọi , tin nhắn, có việc gấp cần xử lý…)

9. Nhớ rằng bản thiết kế của bạn không phải là hoàn hảo

Ngay cả những người cẩn thận nhất cũng sẽ bỏ sót một vài vấn đề UX. Thậm chí những vấn đề này có thể phát sinh ngay cả khi đã được tính trước. Trong quá trình xây dựng app, một vài ý tưởng về mặt kỹ thuật là bất khả thi, đừng vội bỏ nó đi mà nên quay lại từ đầu, tìm cách thay thế nó bằng cách gần tương tự nhất. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, việc không làm được hôm nay hoàn toàn có thể thực hiện được trogn tương lại gần. Đưa app của bạn vào vòng lặp tiến hóa, sử dụng dữ liệu từ analytics, phản hồi của người dùng, ứng dụng các công nghệ mới để đánh giá lại và cải thiện.

10.   Hơn tất cả ,hãy theo các kinh nghiệm thực tế và trải nghiệm của riêng bạn

Sự khác biệt giữ thiết bị trên mobile và thiết kế thông thường nằm ở chỗ có rất ít không gian dành cho các tính năng và giao diện. Thậm chí nếu bạn không có kinh nghiệm gì trong thiết kế mobile, việc bị ép phải phù hợp với yêu cầu này cùng với trải nghiệm của riêng bạn sẽ giúp bạn có bản thiết kế một cách tự nhiên , tuy nhiên sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để cải tiến sản phẩm.

Khi kênh mobile ngày càng tăng trưởng cùng với công nghệ, lĩnh vực nghiên cứu tương tác người dùng mobile (Mobile UX) cũng phát triển theo. UX tốt là điểm khác biệt chính giữa app thành công và không thành công, làm những ứng dụng mới chiến thắng những tên tuổi lớn bằng cách tạo ra những ứng dụng hấp dẫn hơn. Tôi xin chia sẻ 10 mẹo để tạo bản thiết kế tuyêtk vời dành cho mobile. Ngay cả nếu bạn không trực tiếp làm thiết kế, những mẹo này cũng sẽ giúp bạn có các khái niệm tốt hơn để trao đổi với ngừoi làm thiết kế cũng như kiểm thử các ứng dụng. Những mẹo này theo tôi cũng có thể áp dụng với bản web mobile

1.       Đi từ cơ bản

Mặc dù thiết kế UX cho mobile về lý thuyết có một số điểm chung với thiết kế web và phần mềm, nhưng việc đi từ bản thiết kế của phần mềm, thu gọn lại để ra bản app sẽ không hiệu quả. Để thiết kế bản app tốt, cần bắt đầu từ những trải nghiệm người dùng từ mức cơ bản, thêm dần từ những thành phần riêng của bạn. Một bản thiết kế app tuyệt vời sẽ là độc nhất vì vậy cần được xây dựng một cách riêng, không giống với bất kỳ cái nào khác đã có

2.       Xác định người dùng

Người dùng di động hiện tại có thể chia làm 2 kiểu: kiểu thợ săn (kiểu tìm kiếm thông tin hoặc làm việc xác định rõ thật nhanh) và kiểu hái lượm (đi lòng vòng thu thập thông tin). Nếu đối tượng người dùng của bạn là kiểu thợ săn, bạn cần tập trung vào các tính năng cho phép họ hoàn thành mục tiêu với ít bước nhất, giảm thiểu các chức năng không thực sự cần thiết. Nếu đối tượng của bạn là kiểu hái lượm, hãy tìm cách giúp họ truy cập nhanh nhất vào các mục thông tin, sau đó xác định cách giữ họ ở lại trong app. Bạn cũng có thể làm cả 2 cách nhưng nên thận trọng, nhiều khi ít hơn là nhiều hơn.

3.       Ghi nhớ luật 80/20

Thông thường 80% người dùng app chỉ dùng 20% chức năng của app. Nếu bạn đã có bản online thì cách đơn giản để xác định là nhìn vào cách ngừoi dùng tương tác với bản online của bạn. Có thể xem cụ thể trong dữ liệu với người dùng bản mobile bằng google analytics. Xác định chức năng được sử dụng nhiều nhất, sử dụng dữ liệu này để xác định khoảng 20% kia và đưa vào app để có thể dễ dùng và thuận tiện nhất.

4.       Thiết kế theo mục đích sử dụng

Ngừoi dùng mobile muốn hoàn thành mục tiêu nhanh nhất, dù là việc xem lướt (như xem sản phẩm mới) hay có mục tiêu cụ thể (mua hàng). Mọi chức năng trong app nên hướng đến việc giúp người dùng xác định và hoàn thành mục tiêu. Mọi vấn đề râu ria khác nên được bỏ qua. Xu hướng của người dùng mobile là ít thời gian và không gian thiết kế của bạn cũng rất nhỏ, vì vậy không thể để lãng phí không gian và thời gian. Cố gắng phán đoán mục tiêu của người dùng, sau đó xây dựng các khả năng có liên quan có thể xảy ra. Như vậy người dùng có thể nhanh chóng hoàn thành mục tiêu một cách mượt mà.

5.       Giữ sự đơn giản

Người dùng mobile không mong muốn đọc các hướng dẫn sử dụng. Các nhắc nhở ngắn cũng tốt nhưng nếu bạn thấy mình phải đưa cả các hướng dẫn dạng FAQ vào thì có nghĩa là không ổn. Hãy ghi nhớ rằng bản mobile không có không gian cho các chú thích kiểu trên web nên việc suy nghĩ sử dung các biểu tượng là cần thiết để tiết kiệm không gian. Về lâu dài, app càng đơn giản càng tốt, dễ bảo trì, nâng cấp hơn. Ghi nhớ câu thần chú:  tính năng càng nhiều người dùng càng ít.

6.       Đừng bỏ qua UX của nền tảng hệ thống

Apple, Google và các hãng khác đã bỏ ra hàng tỷ  USD để đào tạo người dùng biết chính xác điều gì tiếp theo khi họ ấn 1 nút, swipe màn hình hay chạm vào 1 icon. Tạo ra các giao diện không theo các chuẩn này có thể làm đội thiết kế vui nhưng sẽ làm người dùng bị bối rối, giảm khả năng tương tác. Thay vào đó, nên tuân theo các chuẩn đã có của hệ thống, thêm các tinh chỉnh của bạn mà không cần thay đổi các chức năng cơ bản. Đọc các hướng dẫn của hệ thống (platform guidelines) để chắc chắn bạn đang dùng đúng thành phần của UI cho 1 chức năng , cũng như nên tuân theo các hướng dẫn ở các vấn đề liên quan khác .  Những hướng dẫn này đều có lý do của nó. Nên dùng một thiết bị bạn đang thiết kế app cho nó trong ít nhất 1 tháng để hiểu và cảm nhận những hướng dẫn này.

7.       Người dùng có nhiều hơn một hành động đơn lẻ

Người dùng có thể tương tác với thiết bị nhiều hơn so với bản mô tả. Rất nhiều yếu tố tác động cùng lúc tới người dùng mobile như : âm thanh, sự chuyển động, thông tin từ các cảm ứng trong thiết bị, từ các ứng dụng khác đang chạy… Hãy suy nghĩ về việc bạn sẽ cải thiện trải nghiệm của người dùng một cách thông minh như thế nào, sử dụng các dữ liệu mà người dùng thậm chí không nghĩ đến là cách rất tốt để tạo ra những kết quả ngạc nhiên và đáng nhớ.

8.       Thiết kế theo giai đoạn

Một vấn đề không may với các sản phẩm mobile (vốn dĩ có thể di chuyển đến bất kỳ đâu và làm rất nhiều thứ) là có vấn đề gì đó ngắt quãng sử dụng của người dùng. Nguyên nhân có thể đến từ cuộc sống thực của người dùng hoặc đến từ chính chiếc điện thoại. Giữ giao diện app đơn giản và rõ ràng sẽ giúp giảm thời gian nhận thức lại vấn đề của người dùng khi phải quay lại app sau khi bị ngắt quãng sử dụng. Đồng thời , cần hỗ trợ người dùng quay lại vị trí bị ngắt quãng trước đó , điều rất dễ xảy ra khi dùng điện thoại (nhận cuộc gọi , tin nhắn, có việc gấp cần xử lý…)

9.       Nhớ rằng bản thiết kế của bạn không phải là hoàn hảo

Ngay cả những người cẩn thận nhất cũng sẽ bỏ sót một vài vấn đề UX. Thậm chí những vấn đề này có thể phát sinh ngay cả khi đã được tính trước. Trong quá trình xây dựng app, một vài ý tưởng về mặt kỹ thuật là bất khả thi, đừng vội bỏ nó đi mà nên quay lại từ đầu, tìm cách thay thế nó bằng cách gần tương tự nhất. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, việc không làm được hôm nay hoàn toàn có thể thực hiện được trogn tương lại gần. Đưa app của bạn vào vòng lặp tiến hóa, sử dụng dữ liệu từ analytics, phản hồi của người dùng, ứng dụng các công nghệ mới để đánh giá lại và cải thiện.

10.   Hơn tất cả ,hãy theo các kinh nghiệm thực tế và trải nghiệm của riêng bạn

Sự khác biệt giữ thiết bị trên mobile và thiết kế thông thường nằm ở chỗ có rất ít không gian dành cho các tính năng và giao diện. Thậm chí nếu bạn không có kinh nghiệm gì trong thiết kế mobile, việc bị ép phải phù hợp với yêu cầu này cùng với trải nghiệm của riêng bạn sẽ giúp bạn có bản thiết kế một cách tự nhiên , tuy nhiên sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để cải tiến sản phẩm.

Follow

Get the latest posts delivered to your mailbox: