Archive for Kỹ Năng

ĐỪNG BAO GIỜ ĐỂ ‘CHUYỆN KHẨN CẤP’ VÙI LẤP ‘CHUYỆN QUAN TRỌNG’

tumblr_inline_okpc7nI0N31qzaj85_500

Eisenhower là Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ trong 2 nhiệm kỳ từ 1953 đến 1961. Trong suốt thời gian tại nhiệm, ông đã đưa ra những chương trình phát triển hệ thống xa lộ của Hoa Kỳ, sự ra đời của Internet (DAPRA), thăm dò không gian (NASA),…

Trước khi trở thành tổng thống, Eisenhower từng là đại tướng trong Quân đội Hoa Kỳ, từng là Tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh ở châu Âu trong Chiến tranh thế giới II. Ông chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện việc xâm chiếm Bắc Phi, Pháp và Đức.

Ông cũng từng là Chủ tịch của Đại học Colombia, trở thành Tư lệnh tối cao đầu tiên của NATO. Ông vẫn có thời gian theo đuổi các sở thích khác như chơi golf và vẽ tranh sơn dầu.

Eisenhower có khả năng phi thường trong việc duy trì năng suất của mình không chỉ trong nhiều tuần hay nhiều tháng mà là nhiều thập kỷ. Vì lý do đó mà phương pháp quản lý thời gian, quản lý công việc và năng suất của ông được nhiều người học tập.

Chiến lược năng suất nổi tiếng nhất của ông được biết đến với tên gọi Eisenhower Box, một công cụ ra quyết định đơn giản mà bạn có thể sử dụng ngay bây giờ.

Eisenhower Box: Làm thế nào để năng suất cao hơn

Chiến lược hành động và tổ chức công việc của Eisenhower rất đơn giản. Sử dụng ma trận quyết định dưới đây, bạn sẽ chia hành động của mình dựa trên 4 khả năng:

  • 1. Khẩn cấp và quan trọng (những công việc bạn sẽ làm ngay lập tức)
  • 2. Quan trọng nhưng không khẩn cấp (những công việc bạn sẽ lên lịch để làm sau)
  • 3. Khẩn cấp nhưng không quan trọng (những công việc bạn sẽ ủy thác cho người khác)
  • 4. Không khẩn cấp cũng chẳng quan trọng (những công việc bạn sẽ loại bỏ.)

Điều tuyệt vời về ma trận này là bạn có thể sử dụng cho các kế hoạch toàn diện (“Tôi nên dành thời gian mỗi tuần như thế nào?”) hay những kế hoạch nhỏ hàng ngày (“Tôi nên làm gì hôm nay?”)

Điều quan trọng hiếm khi khẩn cấp và điều khẩn cấp thì hiếm khi quan trọng. -Dwight Eisenhower

Dưới đây là ví dụ về Eisenhower Box của tôi:

Những công việc khẩn cấp là những thứ bạn hay gặp như email, cuộc gọi, tin nhắn và câu chuyện tin tức. Trong khi đó, theo lời của Brett McKay: “Công việc quan trọng là những thứ đóng góp cho sứ mệnh, giá trị và mục tiêu dài hạn.”

Loại bỏ trước khi tối ưu hóa

Cách nhanh nhất để hoàn thành công việc là loại bỏ nó hoàn toàn. Tôi không nói rằng bạn nên lười biếng nhưng bạn nên mạnh dạn loại bỏ bất kỳ công việc nào không hướng tới nhiệm vụ, giá trị và mục tiêu của bạn.

Chúng ta nên tự hỏi “Tôi có phải thực sự làm điều này không?” trước khi tìm cách tối ưu hóa. Bạn sẽ cảm thấy mình chỉ cần làm thêm giờ một chút là có thể hoàn thành công việc, bạn thoải mái khi làm đều này. Nhưng đó không phải là cách sử dụng thời gian tốt nhất.

Như Tim Ferriss nói, “Bận rộn là một dạng của sự lười biếng, lười suy nghĩ và hành động bừa bãi.”

Phương pháp Eisenhower sẽ khiến bạn xem xét xem việc này có thực sự cần thiết, để chuyển vào ô “Xóa bỏ” hay không. Thật sự mà nói, nếu bạn loại bỏ được hết những công việc lãng phí thời gian mỗi ngày thì rồi bạn cũng chẳng cần những lời khuyên làm việc hiệu quả nữa.

Nếu bạn thấy khó loại bỏ những hoạt động lãng phí thời gian khi chưa chắc chắn, hãy tự hỏi mình:

  • – Tôi đang làm việc hướng tới điều gì?
  • – Giá trị cốt lõi trong cuộc sống của tôi là gì?

Trả lời những câu hỏi này sẽ giúp làm rõ những công việc nhất định trong cuộc sống. Lựa chọn những việc cần làm hay cần loại bỏ trở nên dễ dàng hơn khi bạn biết rõ những gì quan trọng với mình.

????

10 điều ghi nhớ để làm lính cho ra trò

Ra hiệu sách bạn thấy sách dạy làm sếp đầy rẫy. Thực ra sách bạn nên đọc đầu tiên là sách dạy làm lính. Nhưng thật đáng tiếc là bạn chẳng thể tìm nổi một cuốn nào như thế cả. Thế mới đểu!

Vậy nên hãy đọc mấy gạch đầu dòng dưới đây để thực hành đạo làm lính và sẽ thấy cuộc sống của lính vui cũng chẳng kém làm sếp. Bắt đầu nhé:

3 bí quyết tiếp thị bản thân dành cho các doanh nhân hướng nội

Nhiều người lầm tưởng rằng những người hướng nội không thể trở thành các doanh nhân thành công. Thực tế, theo tờ USA Today, trong số 10 lãnh đạo hàng đầu thế giới thì có tới 4 vị là người hướng nội trong đó bao gồm Bill Gates, Warren Buffett và Steven Spielberg.

Nhiều người đã sai lầm khi cho rằng những người hướng nội đương nhiên là những người hay xấu hổ, rụt rè và thậm chí là chẳng có gì nổi bật, không có phẩm chất nào trong số này gắn với việc lãnh đạo. Sự thật là những người hướng nội có thể quảng giao và giao tiếp như những người hướng ngoại, họ chỉ thích lui vào thế giới nội tâm để sạc lại tinh thần. Thực tế, nhiều thế mạnh của họ như tự suy xét, tự phân tích và tự nhận thức khiến họ trở thành những nhà lãnh đạo thành công và hiệu quả, thậm chí còn hơn cả những người cảm thấy thoải mái và vui vẻ giữa nhóm đồng nghiệp đông đúc.

Những người hướng nội là những người quan sát tuyệt vời, điều đó có nghĩa là họ có nhiều cơ hội để nghiên cứu thứ những người khác muốn hơn. Mặt khác, họ có thể không thoải mái khi đứng trước mọi người để nói ra các ý tưởng của mình.

Vì lý do đó, các doanh nhân hướng nội có thể phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến việc tiếp thị chính bản thân họ. Trong một môi trường làm việc mà sự hướng ngoại được coi như quy tắc tiêu chuẩn, thì việc tiếp thị có thể trở thành một trở ngại bất khả thi đối với những người muốn thống trị giới kinh doanh đằng sau chiếc laptop. Những người hướng nội không cần thay đổi con người họ, họ chỉ cần học một số bí quyết về bán bản thân với tư cách là doanh nhân.

 

1. Tập trung vào các cơ hội kết nối 1-1

Tiếp thị bản thân có thể giống như khoe khoang khoác lác, và đối với những người thế giới doanh nhân vốn đã quá hào nhoáng, thì đây thực sự là một khó khăn. Nói như vậy có nghĩa là những người hướng nội có những kỹ năng giao tiếp mà không phải ai cũng có và những kỹ năng này có thể được sử dụng tốt trong các tình huống kinh doanh.

Những người hướng nội là những người lắng nghe tốt, có thể tạo ra những mối kết nối 1-1 đầy ý nghĩa. Mặc dù các cuộc trò chuyện nhỏ có thể không thực sự là khó khăn đối với họ (đừng bao giờ hỏi một người hướng nội về thời tiết), nhưng họ vượt trội trong các cuộc “trò chuyện lớn” và thích tranh luận về vấn đề mà họ yêu thích.

Để đưa kỹ năng đó vào thực tế, những người hướng nội cần đăng ký tham dự các sự kiện kết nối và các hội thảo nhưng tìm cách mỗi lúc tiếp cận một người. Điều này sẽ cho phép họ tạo ra mối kết nối riêng, phát triển danh sách liên lạc, có những cuộc trò chuyện sâu sắc và nhiều thông tin nhờ những kỹ năng lắng nghe tuyệt vời của họ.

2.  Dùng công nghệ làm lợi thế của bạn

Lời nói là công cụ quan trọng trong kinh doanh và trong việc tiếp thị bản thân và người hướng nội có cách của riêng họ. Nhưng không giống những người hướng ngoại, những người thường coi nói chuyện là một cách để suy nghĩ, những người hướng nội có xu hướng lùi lại, tập hợp các suy nghĩ và đưa ra những câu trả lời hùng hồn và được sắp xếp hoàn hảo hơn là thốt ra ý kiến ngay. Có thể hiểu vì sao nhiều người hướng nội lại thích viết hơn nói.

Có một cổng thông tin điện tử cho việc đó. Mạng Internet là một cách hay để những người hướng nội đưa các ý tưởng và lời nói của họ lên, và nó cũng rất quan trọng đối với bất cứ doanh nhân nào muốn tiếp thị bản thân họ. Ngày nay, các trang web cá nhân, blog, email, podcast, video và sự hiện diện thường xuyên trên mạng xã hội trở nên quan trọng đối với những người muốn tiếp thị bản thân họ, tăng lượng người theo dõi doanh nghiệp của họ và tăng cường mạng lưới cũng như thu hút sự chú ý của ai đó.

3. Đừng lo lắng về ấn tượng, hãy lo lắng về kết quả

Có một quy tắc bất thành văn áp dụng với tất cả mọi người dù là người hướng nội hay hướng ngoại: Đừng tập trung quá nhiều vào ấn tượng bạn để lại với mọi người, hãy tập trung vào việc các ý tưởng của bạn có thể giúp họ như thế nào. Mọi người muốn biết làm thế nào bạn có thể khiến cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn, và đó nên là điều đầu tiên bạn cần nói đến khi tiếp thị bản thân và sản phẩm của mình.

Tất nhiên, một trong những điều khó khăn nhất trong việc làm một doanh nhân, nhất là một người hướng nội là lo lắng về việc tạo ra ấn tượng tốt. Vậy hãy bỏ việc đó sang một bên. Thay vào đó, hãy chỉ tập trung vào cuộc trò chuyện xung quanh các ý tưởng của bạn.

Khi trở thành doanh nhân, công việc chính của bạn là dùng các kỹ năng để cung cấp cho công chúng thứ khiến cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn là một người hướng nội, bạn có dùng những phẩm chất như chú trọng chi tiết, các kỹ năng giao tiếp 1-1 với mọi người, khả năng lắng nghe và sự thấu cảm để tìm ra chính xác thứ đó là gì. Bước quan trọng tiếp theo là thúc đẩy những ý tưởng này, bạn có thể làm việc này với bộ kỹ năng như trên. Bạn sẽ trao cho công chúng điều còn thiếu trong cuộc sống của họ.

(Dịch từ Entrepreneur)

Read more

5W – 1H

 

Một mô hình khá hay khi áp dụng vào những việc cần làm. Post lên cho nhớ :)

5W - 1H

Càng ngày càng thấy “Know What” quan trọng hơn “Know How” .  Luôn có nguời biết cách làm 1 việc nào đó “như thế nào” nhưng không phải ai cũng biết “cần làm gì”.

Follow

Get the latest posts delivered to your mailbox: