PHAN TRỌNG GIÁP·FRIDAY, JUNE 24, 2016
Archive for Kinh Doanh
Lẩu 69 và tất tần tật kinh nghiệm để xây một quán ăn với chi phí tối thiểu
Kinh nghiệm mở quán / kinh doanh tiệm ăn uống vừa và nhỏ
KINH NGHIỆM MỞ QUÁN / KINH DOANH TIỆM ĂN UỐNG VỪA VÀ NHỎ
loạt bài của Chung Chí Công : chủ nhân của các thương hiệu Cafe Út Lành, Gummy, xôi cuốn Neppy lừng lẫy
?
Mỗi lần có ai hỏi tui về kinh nghiệm mở quán, tui hay kể họ nghe về con đường Phạm Văn Bạch. Cho những bạn chưa biết, thì đây là nơi tập trung các cửa hàng chuyên bán đồ cũ thu mua lại từ những quán chẳng may dẹp tiệm sớm. Bạn mở quán và muốn tiết kiệm chi phí mua sắm thì cứ chạy ra đây, tất cả mọi thứ cần thiết cho một cửa hàng ăn uống từ thượng vàng đến hạ cám đều có đủ. Tui hay nói với mọi người rằng, mỗi cái bàn, cái ghế, cái tô, cái chén ở con đường này chắc hẳn đều từng ấp ủ một ước mơ của người chủ cũ. Sự hiện diện của chúng ở đây cũng chính là một ước mơ đã tắt đi.
Ở đất Sài Gòn này, thứ dễ nhất cho một bạn trẻ với số vốn ít ỏi khởi sự kinh doanh chính là mở quán (hoặc mở shop). Và thứ khó nhất chính là duy trì cái quán đó tồn tại giữa sóng gió lời lỗ, hùn hạp, cạnh tranh, luật pháp và đôi khi là cả bùa ngải nữa. Thế nên hôm nay tui bắt tay viết loạt bài này, với hy vọng rằng những bạn trẻ đang ấp ủ một cái quán nhỏ của riêng mình sẽ có điều gì đó để đọc nhằm hạn chế tối thiểu những rủi ro xảy ra với đứa con đầu lòng. Toàn bộ nội dung được tổng hợp từ kinh nghiệm cá nhân của vợ chồng tui sau 5 năm kinh doanh cửa hàng ăn uống với 3 thương hiệu khác nhau (Xôi Cuốn Neppy, Gummy Chicken Steak, Út Lành Cà-phê Saigon). Bên cạnh đó còn có những câu chuyện trà dư tửu hậu được kể lại từ những người bạn cũng kinh doanh quán xá như chúng tôi, trong đó có cả thành công và (chủ yếu là) thất bại.
Loạt bài viết này mình sẽ dành cho các bạn:
- (1) mới đi làm 2-3 năm và có một số vốn nhỏ mong muốn kinh doanh độc lập,
- (2) có kỹ năng nấu ăn/pha chế và tìm được vốn đầu tư nho nhỏ từ gia đình, bạn bè, người thân để mở quán,
- (3) mong muốn tạo ra một cửa hiệu mang đậm cá tính của chủ nhân và hoạt động hiệu quả.
Do đó loạt bài viết sẽ không phù hợp với các bạn:
- (1) có nguồn lực tài chính mạnh,
- (2) muốn phát triển thành chuỗi cửa hàng sau đó bán lại,
- (3) kinh doanh theo trào lưu,
- (4) không có kỹ năng nấu ăn/pha chế cơ bản và thuê người để làm điều đó thay mình.
Inbound Marketing vs Outbound Marketing
Từ trước đến nay, chúng ta vẫn thường vung tiền ra để mua quảng cáo khắp nơi như đặt banner trên các website, book bài PR, quảng cáo trên TV, radio, treo pano; hay tiêu tốn nhiều tiền để mua các database email, số điện thoại để tiến hành các biện pháp email marketing, telesale, SMS; thậm chí tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm, các event trade show nhằm quảng bá cho sản phẩm của mình. Thế nhưng, chúng ta quên mất rằng liệu người xem có muốn thấy quảng cáo đó không? Người nghe có muốn chúng ta nói về sản phẩm của mình không? Hay họ tắt luôn trang web khi thấy quảng cáo gây khó chịu? Họ chuyển kênh TV khi thấy quảng cáo? Xoá email ngay khi chưa cần mở ra và cúp điện thoại khi đầu dây bên kia mới chỉ nói được câu giới thiệu?
Nhờ có internet, ngành Maketing đã có thay đổi rất nhiều. Người dùng không còn phụ thuộc vào các quảng cáo trên tivi để tìm hiểu về các dịch vụ, sản phẩm mớ nữa., web đã trao quyền đó cho người dùng. Khách hàng giờ có thể chủ động tìm kiếm, mua hàng, nghiên cứu kỹ về sản phẩm-thương hiệu qua mạng.
File mẫu kế hoạch kinh doanh
Tìm lại cái này cho 1 bạn trên FB, nhớ hồi xưa vật vã thế nào với cái này 😀 Tìm đuợc cũng lâu mà trình TA còi nên đọc còn lâu hơn nữa.